Wednesday, April 24, 2019

Nhà vườn ở làng Bahce, thị trấn Harbiye thành phố Antakya, Thổ Nhĩ Kì

































Học tiếng Thổ Nhĩ Kì- Câu sai khiến- câu yêu cầu- cách thành lập tính từ


Câu sai khiến- câu yêu cầu – cách thành lập tính từ
1. câu sai khiến
Dùng cho 4 ngôi: Sen, O, Siz, Onlar.
1.1. Câu khẳng định
- Sen: Động từ gốc (bỏ mek/mak). Ví dụ: Sen git! (Đi đi! ). Sen oku! (Đọc đi)
- Siz: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + in(iz)/ın(ız)/un(uz)/ün(üz).
Ví dụ: Siz gidin!= gidiniz(Chúng mày đi đi). Siz okuyun = okuyunuz (Chúng mày đọc đi).
• Chú ý: Thêm đuôi in/ın/un/ün hoặc iniz/ınız/unuz/ünüz giống nhau về nghĩa.
Khi động từ gốc (trước mak/mek) kết thúc bằng nguyên âm thì phải thêm y trước khi thêm hậu tố in/ın/...
Với những động từ gốc kết thúc bằng t, ta chuyển t thành d trước khi thêm hậu tố sai khiến cho ngôi siz. Ví dụ: dikkat edin! (Các bạn hãy chú ý!)
- O: Động từ gốc (bỏ mek/mak) +sin/sın/sun/sün. Ví dụ: o okusun (để cho nó đọc). O gelsin (để cho nó đến)
- Onlar: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + sinler/sınlar/sunlar/sünler. Ví dụ: Onlar girsinler (để họ vào). Onlar yapsınlar (để cho họ làm).
1.2. Câu phủ định
- Sen: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + ma/me . Ví dụ: Sen gitme! (mày đừng đi). Sen okuma! (mày đừng đọc)
- Siz: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + meyin(iz)/mayın(ız). Ví dụ: Siz gimeyin!= gitmeyiniz(Chúng mày đừng đi). Siz dokunmayı = dokunmayınız (chúng mày đừng động vào)
- O: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + ma/me +sin/sın. Ví dụ: o okumasın (nó đừng có đọc). O gelmesin (nó đừng có đến)
- Onlar: Động từ gốc (bỏ mek/mak) + ma/me + sinler/sınlar . Ví dụ: Onlar girmesinler (họ đừng vào). Onlar yapmasınlar (họ đừng có làm).
1.3. Câu hỏi
Câu hỏi chỉ dùng cho ngôi O và Onlar.
Với câu hỏi chỉ cần thêm mi/mı/mu/mü vào sau đuôi của câu khẳng định hoặc phủ định.
Ví dụ: Bugün o yemek yapsın mı? (Hôm nay để cho nó nấu ăn à?)
Kedi burada yatmasın mı? (Con mèo không được nằm ở đây phải không?)

2. Câu yêu cầu.
Theo sách, câu yêu cầu có cả cho ngôi Sen/Siz/O/Onlar, nhưng trên thực tế không phổ biến. Ở đây họ dùng nhiều nhất ở hai ngôi: Ben/Biz.
2.1. Câu khẳng định
- Ben: Động từ gốc (không có mak/mek) + a/e/ya/ye + yım/yim.
Ví dụ: Ben yapayım (để tôi làm nhé), Ben okuyayım (để tôi đọc nhé)
- Biz: Động từ gốc (không có mak/mek) + a/e/ya/ye + lim/lım
Ví dụ: Yapalım (chúng ta cùng làm nào!), Gidelim (đi thôi!)
• Chú ý: thêm (ya/ye) khi động từ gốc kết thúc bằng nguyên âm. Thêm a/e khi động từ gốc kết thúc bằng phụ âm.
2.2. Câu phủ định
- Ben: Động từ gốc (không có mak/mek) + ma/me + ya/ye + yım/yim.
Ví dụ: Ben yapmayayım (Tôi không làm nữa nhé), Ben gitmeyeyim (tôi không đi nữa nhé)
- Biz: Động từ gốc (không có mak/mek) + ma/me + ya/ye + lim/lım.
Ví dụ: Biz gitmeyelim (thôi không đi nữa), Biz okumayalim (thôi chúng ta đừng đọc nữa)
2.3. Câu hỏi:
Câu hỏi cũng đơn giản thêm mi/mı vào cuối cùng trong câu.
Ví dụ: Yapalım mı? (Chúng ta làm nhé),...

3. Cách tạo thành tính từ bởi danh từ
Danh từ + li/lı/lu/lü (cho tích cực) hoặc siz/sız/suz/süz (cho tiêu cực)
- Ví dụ:
*Akıllı adam (Người đàn ông thông minh). Akıl = sự thông minh/trí óc. Ta thêm đuôi lı vào sau danh từ akıl sẽ tạo thành tính từ “thông minh”, “khôn ngoan”
Tương tự, nếu nói akılsız tức là không thông minh, không khôn ngoan.
*Boyalı duvar (Bức tường có sơn). Boya = sự sơn, sự vẽ. Ta thêm đuôi lı sẽ thành tính từ boyalı = painted. Thêm đuôi sız sẽ thành tính từ boyasız = unpainted.
• Chú ý:
- Với một số từ đặc biệt như alkol, chúng ta sẽ k theo quy tắc thêm lu, mà thêm đuôi lü, süz.
- siz/sız/suz/süz có thể hiểu nôm na là “không có...”.
- Không phải danh từ nào cũng nên thêm đuôi siz/sız/suz/süz.
Ví dụ: sinirli kız (cô gái nóng tính). Để dịch thành cô gái không nóng tính, thêm thành sinirsiz kız không sai nhưng không được người thổ sử dụng, mà người ta sử dụng một tính từ khác, đó là sakin kız (cô gái bình tĩnh/nhẹ nhàng/ko nóng tính).
Evli adam (người đàn ông đã có gia đình). Để nói “người đàn ông độc thân” thì không ai nói là evsiz adam, mà họ dùng “bekar adam”.
Ở đây không có quy tắc từ nào nên và không nên thêm siz/sız/suz/süz, mà chúng ta càng học nhiều từ chúng ta sẽ biết những tính từ nào là đối lập với nhau để sử dụng.
(Sưu tầm)
Nguồn: https://www.facebook.com/groups/hoctiengthonhiky/permalink/500694953346348/
Cảm ơn em Bánh Xèo rất nhiều :)
https://www.facebook.com/Ha.nehir21

Học tiếng Thổ Nhĩ Kì- So sánh hơn – So sánh nhất


So sánh hơn – So sánh nhất
1. So sánh hơn
Danh từ 1 + Danh từ 2 + dan/tan/den/ten + daha + tính từ
(Có thể hiểu thành : Danh từ 1 + more + tính từ + than + danh từ 2, trong ấy than là dan/tan/den/ten, còn daha là more)
Ví dụ:
O sınıf bu sınıftan daha büyük. (Lớp học đó lớn hơn lớp học này)
Tokyo New York’tan daha kalabalık (Tokyo đông hơn New York)
2. So sánh nhất
- về sự sở hữu
Chủ ngữ + Danh từ chỉ sở hữu + sở hữu cách + en + tính từ + Danh từ chính + dir/tir
(Trong đó “en” có thể hiểu là “the most”, còn dir/tir là động từ tobe)
Ví dụ:
Everest sınıfın en çalışkan öğrencisidir. (Everest là học sinh chăm chỉ nhất của lớp)
Türkiye’nin en büyük ili hangi ildir ? (tỉnh lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là tỉnh nào ?)
- Về địa điểm
Chủ ngữ + Danh từ chỉ địa điểm + taki/daki/teki/deki + en + tính từ + Danh từ chính + dir/tir
Bình thường, chúng ta chỉ dùng da/ta/de/te để chỉ in/on/at, nhưng trong ngữ pháp này thì phải dùng daki/taki/deki/teki để chỉ in/on/at (có thể hiểu đơn giản ki là that)
Sınıftaki en çalışkan öğrenci, kimdir ? (Trong lớp thì ai là học sinh chăm chỉ nhất ?)
Istanbul, Türkiye’deki en renkli ildir. (Istanbul là thành phố nhiều màu sắc nhất thổ nhĩ kỳ)
3. Hậu tố [y]I sau danh từ trước động từ. (I có nghĩa là có thể chuyển thành i/ı/u/ü. [y] = có trường hợp thêm y, có trường hợp ko thêm y)
3.1 Hậu tố sau danh từ xác định
Danh từ xác định + i/ı/yi/yı/u/ü/yu/yü + động từ.
Ví dụ :
Bu arabayı alıyorum (tôi mua cái xe này).
Şeker aldın mı ? (bạn mua đường chưa ?)
Ở đây chỉ thêm hậu tố [y]I vào sau bu araba vì đây là danh từ đã xác định : cái xe này. Còn şeker là danh từ chưa xác định, chỉ biết là « đường » chung chung thôi.
3.2 Hậu tố sau danh từ sở hữu
Danh từ sở hữu + (n) –i/ı/u/ü + động từ
Thêm n trước i/ı/u/ü khi danh từ sở hữu kết thúc bằng nguyên âm.
Ví dụ : annemi gördün mü ? (Bạn có nhìn thấy mẹ tôi không ?)
Ablasını çok özlüyor (Nó rất nhớ chị của nó)
Şapkanızı çıkarın lütfen ! (Làm ơn hãy bỏ mũ của bạn ra)
3.3. Một số động từ luôn đi trước hậu tố [y]I
Với những động từ này thì dù là danh từ đã xác định hay chưa xác định, chúng ta cũng phải thêm hậu tố [y]I
sevmek, beğenmek, beklemek, bilmek, engellemek, kapatmak,gezmek, bırakmak ...
Ví dụ: arabayı bekliyorum (Tôi đang chờ xe ô tô). Ở đây không cần biết là ô tô nào, nhưng trước động từ beklemek thì luôn phải thêm hậu tố [y]I
Kitapları seviyorum (Tôi yêu những quyển sách)
3.4. Với đại từ nhân xưng
Beni, Seni, Onu, Bizi, Sizi, Onları + động từ.
Beni seviyor musun? 
Bizi beklediniz mi? (Các bạn đã đợi chúng tôi à?)





Nguồn: