Sunday, October 20, 2013

Đan giày rọ đi trong nhà

Chỉ cần một búp len và tranh thủ những lúc phải chờ đợi ai đó hay việc gì, hoặc những lúc rãnh rỗi, giải trí ta có thể đan được một đôi giày rọ xinh xắn để tặng người mình thương yêu.
Thật đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.
Bắt đầu với 24 mũi kép (48 mũi đơn) ( tuỳ vào kích cỡ chân của mỗi người mà số mũi có thể tăng hoặc giảm cho phù hợp)
2 mũi lên 2 mũi xuống, đan lặp đi lặp lại cho đến khi đạt một độ dài vừa chân.
Tiếp tục đan toàn mũi lên hoặc mũi xuống, nhưng mỗi hàng ta sẽ thuột vào mỗi bên một múi, cho đến khi chỉ còn lại 6 múi, ta tiếp tục đan để tạo dây đai cài như hình số 2.
Ở đầu bên kia ta nối len và đan toàn mũi lên hoặc xuống như bên đã làm. Khi đã làm xong như hình số 2, ta gập lại như hình số 3 rồi dùng kim lớn có thể sỏ vừa sợi len khâu kín hai bên cạnh lại như hình 4, tra nút hoặc đan dây dài đủ để thắt nơ vậy là ta đã hoàn thành 1 chiếc giày, tiếp tục đan y hệt như vậy ta sẽ có một đôi giày rọ xinh đẹp (hình 5) làm ấm đôi bàn chân nhỏ nhắn của bạn trong cái lạnh của mùa đông.
Ta có thể trang trí bằng những quả len tròn như trong hình hoặc những hạt nút nhiều màu khác nhau để đôi giày thêm xinh đẹp.

Chúc các bạn thành công
Ngo Thuy Duyen

Đặc biệt cảm ơn cô Fikriye Aydin ( cô hàng xóm của mình) đã hướng dẫn <3

Hình 1


Hình 2


Hình 3

Hình 4


Hình 5
(photo by Ngo Thuy Duyen)

Saturday, October 19, 2013

Group exhibition in France.


RETOUR DU VIETNAM I

Cu Chi Experience

Sophie Bacquié / Itzio Barberena / Catherine Burki / Dao le Huong /
Xavier de Kepper / Eric Gossec / Flora Kam / Ivan Izquierdo /
Lã Quý Tùng / Ngo Thuy Duyen / Gaëlle Vaillant






















Visuel Courtesy Xavier De Kepper

19 octobre - 22 décembre 2013
>  Vernissage : Vendredi 18 octobre  à 18h
en présence de l’artiste invité vietnamien Lã Quý Tùng et des artistes de Midi-Pyrénées, Sophie Bacquié, Xavier De Kepper et Eric Gossec


Après trois mois de résidence de création au Vietnam, trois artistes de Midi-Pyrénées, Xavier de Kepper, Eric Gossec et Sophie Bacquié, présentent une restitution du travail au Moulin des Arts qu’ils ont produit sur place grâce à Lã Quý Tùng, artiste vietnamien invité. Plasticien, architecte et chef décorateur des plus grands plateaux de cinéma vietnamien, Lã Quý Tùng les a accueillis dans son exceptionnel atelier de 300 m2 situé dans la province de Cu-Chi à 30km d’Ho-Chi-Minh-Ville, l'ancienne Saigon. Dans une dynamique riche d’échanges, d’autres plasticiens originaires de France mais aussi du Vietnam, d’Espagne ou encore du Mexique ont partagé et nourri cette aventure artistique et humaine. Ainsi, se découvrent dans cette exposition les œuvres d’Itzio Barberena, Catherine Burki, Dao Le Huong, Flora Kam, Ivan Izquierdo, Ngo Thuy Duyen, et de Gaëlle Vaillant. Catherine Burki écrit : « Tous les participants de cette résidence ont tenté par différentes attitudes et médiums de tirer leur source d’inspiration de ce lieu hors du commun. A chacun sa préhension du monde et la confrontation entre soi et l’autre, de ses exigences et la découverte d’un rythme à  part. Le but de la résidence était de provoquer une remise en question et son adaptation à d’autres façons d’être au monde. » D’expérimentations en explorations, de partages en échanges, cette exposition pluridisciplinaire « Retour du Vietnam I»  s’expose donc au pluriel dès le 19 octobre au Moulin des Arts et se montrera sous un autre jour à l’Atelier Blanc au mois de novembre. Les deux restitutions, scénographiées par Lã Quý Tùng, Eric Gossec et Xavier de  Kepper entreront en résonnance jusqu’au 22 décembre pour retranscrire au plus fort cette savoureuse alchimie.

Cette aventure a été créé par le binôme Xavier de Kepper et Lã Quý Tùng en collaboration avec l'association FPDV, portée par l'association l'Atelier Blanc, soutenue par l'Institut Français et la Région Midi-Pyrénées. Cette exposition est organisée dans le cadre de l’Année France-Vietnam, Nam Viet Nam Phap 2013-2014. www.anneefrancevietnam.com


>   Visite accompagnée      Samedi 26 octobre à 15h
>   Atelier pour enfants      Samedi 27 novembre de 14h à 16h
                                                  (7-11ans) 5 euros / enfant . Sur inscription au 06 30 53 37 92 





Le Moulin des Arts de Saint-Rémy
Espace d’art contemporain animé par l’Atelier Blanc
Place du Bourg . 12200 Saint Rémy
Ouvert du jeudi au dim., 14 - 19h ou sur rdv au 06 30 53 37 92

Saturday, October 12, 2013

Warhol qua lời Warhol ( trích từ những tuyên bố vô đề từ 1963- 1978)

Andy Warhol (Người Mỹ, 1928 – 1987) từng học nghệ thuật tại Học viện công nghệ Carnege từ 1945 tới 1949. Vào năm 1952, ông chuyển tới New York, nơi ông làm việc với vai trò là một nghệ sỹ thương mại và nhà thiết kế đồ họa cho Bonwitt Teller và "Glanour ". Ông bắt đầu vẽ những chi tiết của các nhân vật tranh truyện vào đầu thập kỷ 60. Bức tranh mô tả những lon Soup campbell vào năm 1962 và những bức tranh theo lối in lụa về những nhân vật Holywood của ông, sau này đã trở nên những thánh tích của Pop Art. Trong khi miêu tả chân thực chân dung của văn hóa Mỹ, Warhol đã cố kìm giữ lại các bình luận mang tính đạo đức hay xã hội. Giống như nhiếp ảnh gia Mỹ Weegee trước đây, đối với Warhol những hình ảnh mang vẻ quyến rũ hay thảm họa đều chỉ là những chủ đề không phân biệt và là nội dung của văn hoá hàng hóa. Sự thích thú của ông trước những sản phẩm đại chúng đã dẫn tới việc ông biến cải studio của mình thành một nhà máy, thành một dây chuyền sản xuất tạo ra những tranh in lụa, film, điêu khắc và cuối cùng là những cuộc phỏng vấn, các tạp chí đưa tin ba xu, những chiều hứơng chính trị, và đời sống của những người nổi tiếng. Warhol đã sử dụng bản thân như thể một thứ máy móc mà ông mong muốn trở thành. Trong sự lặng lẽ, Warhol đã cố gắng cô chiết lại tất cả mọi vẻ dạng bên ngoài của cái cá tính độc lập trong nghệ thuật của mình. Một cách nghịch lý, cái sách lược này của ông lại đã sản sinh ra những hình ảnh mang tính biểu trưng không chỉ của cái anh hoa và định dạng của Warhol mà còn của chính thời đại ông.
-----


Lon soup Campbell


Nếu ai muốn hiểu Warhol, chỉ cần nhìn vào bề mặt: của các bức tranh, của các bộ phim, và của chính Warhol. bề mặt ấy chính là tôi đó. Chẳng có gì ở phía sau chúng đâu.

...


Tôi đánh giá mọi thứ chỉ qua bề mặt, theo kiểu sờ vào chữ nổi của người mù. Tôi rờ lướt tay tôi trên bề mặt của tất cả mọi thứ


...

Lý do tôi vẽ theo cách mà tôi đang vẽ, là bởi tôi muốn trở thành một cái máy, và tôi cho rằng bất kể điều gì tôi từng làm và đã làm giống như máy – chính là những điều tôi muốn làm.

...


Tôi thích những thứ chán ngắt. Tôi thích những thứ giống hệt nhau và lặp đi lặp lại mãi mãi


...


Người ta trích vô số lần câu nói của tôi: "Tôi thích những thứ chán ngắt". Ừ, tôi đã nói thế đấy, và tôi thực nghĩ thế đấy. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là tôi không chán các thứ ấy. Tất nhiên, cái sự chán của tôi, không giống với sự chán của mọi người. Tôi thì tôi cóc thể nào chịu nổi các show hành động trên TV, bởi chúng, về bản chất, luôn có những cốt truyện giống nhau, khuôn hình giống nhau, cắt cúp giống nhau, và cứ thế, cứ thế lặp đi lặp lại. Một cách rõ ràng, hầu như mọi người luôn thích xem những thứ có cốt giống nhau, dù cho, các chi tiết thì khác. Nhưng tôi thì ngược lại; Nếu tôi phải ngồi và xem một thứ giống như thứ tôi đã xem đêm trước, thì tôi muốn nó không chỉ giống về mặt căn cốt bên trong, mà còn phải giống hệt toàn bộ. Bởi càng xem nhiều lần những thứ giống nhau một cách chính xác bao nhiêu, thì ý nghĩa của những thứ ấy mất đi bấy nhiêu, và người ta ngày càng cảm thấy các thứ ấy thú hơn và rỗng hơn.
...


Tôi coi bản thân mình như một nghệ sỹ Mỹ. Tôi thích ở đây. Tôi nghĩ ở đây thật tuyệt vời. Thật kỳ thú. Tôi cũng thích làm việc ở châu Âu thế nhưng tôi sẽ không làm việc giống như ở đây. Tôi sẽ làm những thứ khác. Tôi cảm thấy, bằng nghệ thuật của mình, tôi là đại diện cho nước Mỹ. Thế nhưng tôi không phải là một nhà phê bình xã hội. Tôi vẽ những thứ mà tôi đang vẽ là bởi những thứ ấy là những thứ mà tôi hiểu nhất. Tôi chẳng hề tìm cách chỉ trích nước Mỹ, tôi cũng chẳng tím cách khoe ra những điều xấu xa. Tôi chỉ là một nghệ sỹ thuần khiết, tôi nghĩ thế. Nhưng tôi không thể nói liệu có phải tôi coi bản thân mình là nghệ sỹ một cách nghiêm túc không. Tôi chưa từng nghĩ về điều đó. Dù vậy, tôi không biết người ta nghĩ sao về tôi.




Các hộp xà phòng Brillo
...


Tôi tôn thờ nước Mỹ và đây là một vài bình luận về nó. Bức tranh của tôi (Storm Door, 1960) chính là một bản nghị luận về những biểu tượng vô cá tính và chói lóa cũng như những mục tiêu vật chất thô láo mà nước Mỹ đang tạo nên ngày nay. Đó là sự tôi vinh bất cứ thứ gì có thể mua và bán, là các biểu tượng mang mấu sắc thực dụng và phù du đang thể thể hiện bản thân người Mỹ chúng ta.


...


Điều tuyệt diệu về đất nước này là nước Mỹ, từ truyền thống, đã là một nơi mà kẻ giấu nhất, cũng mua đúng những thứ mà kẻ nghèo nhất mua. Người ta xem TV, và thấy Coca Cola, và người ta có thể thấy tổng thống cũng uống Coke, Liz Taylor cũng uống Coke,và rồi họ bỗng nghĩ, Ơ, thế mình cũng có thể uống Coke nhỉ. Coke là Coke và chẳng có thể có tiền nào có thể làm lon Coke của bạn ngon hơn lon Coke của gã thất nghiệp đang uống ở góc phố. Các lon Coke đều giống nhau và tất cả các lon Coke đều ngon. Lyz Taylor biết thế, ngài tổng thống biết thế, gã thất nghiệp biết thế, và cả bạn nữa, bạn cũng biết thế.


...


Mọi người cho rằng Brecht (Belton) muốn tất cả mọi người nghĩ giống nhau. Tôi cũng muốn mọi người nghĩ giống nhau. Nhưng Brecht muốn làm thế, nói một cách nào đó, thông qua chủ nghĩa cộng sản. Nước Nga lại muốn làm thế thông qua chính quyền. Nhưng ở đây, tất cả những gì đang diễn ra thì lại là do tự thân chứ chẳng do một chính quyền độc đoán nào ép buộc cả. Như vậy, nếu chẳng cần gì phải nỗ lực, thì sao sự giống nhau của mọi người lại cần tới sự thúc ép của chủ nghĩa cộng sản nhỉ. Tất cả mọi người đều giống hệt nhau trong hành động và vẻ ngoài, càng ngày càng thế.


...


Kinh doanh nghệ thuật là bước đầu tiên để dẫn tới nghệ thuật thương mại. Còn tôi thì bắt đầu như một nghệ sỹ thương mại (Comercial Artist), và muốn kết thúc như một nghệ sỹ kinh doanh (Business Artist). Sau khi tôi làm nên một thứ gọi là "nghệ thuật" hoặc gọi là gì cũng được. Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh nghệ thuật. Tôi muốn trở nên một nhà kinh doanh nghệ thuật hay một nghệ sỹ làm kinh doanh. Làm kinh doanh giỏi là dạng nghệ thuật kỳ diệu nhất. Trong kỷ nguyên Hippy, mọi người ghê tởm ý tưởng kinh doanh – Họ bảo "Tiền thật ghê tởm" hay "Kinh doanh là việc xấu", Thế nhưng, với tôi làm ra tiền là một nghệ thuật và kinh doanh giỏi là thứ nghệ thuật cao nhất.


...


Khi tôi đã phải bắt đầu nghĩ ngợi, tôi biết ngay là bức tranh đã hỏng. Và phủ keo hay tô mầu đều là hình thái của suy nghĩ. Bản năng của tôi về hội họa mách bảo: "Khi mày không nghĩ ngợi, thì đó là lúc mày thành công". Những khi bạn quyết định và lựa chọn, là những khi sai hỏng. Và càng có nhiều quyết định, thì càng hỏng tợn. Một vài người, vẽ trừu tượng, ngồi và nghĩ ngợi bởi việc nghĩ giúp họ cảm thấy là họ đang làm gì đó. Thế nhưng, Nghĩ ngợi chẳng bao giờ giúp tôi có cảm giác là lao động. Leonardo da Vince đã từng thuyết phục những người bảo trợ rằng thời gian suy nghĩ của ông ta là vô cùng giá trị – thậm chí còn giá trị hơn thời gian vẽ. Có lẽ điều này đúng cho ông ta, thế nhưng tôi nghĩ rằng sự ngẫm ngợi của tôi thì chỉ đáng vứt đi. Tôi chỉ khoái được trả tiền cho thời gian "làm" mà thôi.


...


Tôi cũng vẫn để ý tới mọi người xung quanh, thế nhưng, thật là dễ sống hơn hẳn nếu chẳng cần quan tâm tới họ. Tôi không muốn trở nên quá gần gũi. Tôi không thích sờ chạm, đó là lý do cho việc tác phẩm của tôi rất xa cách với bản thân tôi


...


Nếu không phải là một cái đẹp chung cho mọi người, thì chẳng bao giờ có cái đẹp riêng nào


...


Trong tương lai, mỗi người đều có thể nổi tiếng thế giới 15 phút


...




Chân dung Marilyn Monroe

Tôi không cảm thấy rằng tôi đang thể hiện những biểu tượng Sex chính yếu của thời đại chúng ta trong các bức tranh của tôi, như bức vẽ Marilyn Monroe hay Elizabeth Taylor. Tôi chỉ coi Monroe như một kẻ bất kỳ. Còn về việc ngừơi ta nói tính chất biểu tượng của Monroe đã được thể hiện qua cách dùng mầu sắc bạo lực – thì thật ra với tôi, tôi dùng các mầu ấy đơn giản chỉ vì các mầu ấy đẹp, cũng như vì cô ấy đẹp, và cái mầu đẹp ấy là để diễn tả cái đẹp của cô ấy, tất cả chỉ có thế. Còn một điều khác nữa, bức tranh Monroe là một phần của loạt tranh những người quá cố (Death series) mà tôi đã thực hiện. Loạt tranh về chân dung những người chết theo nhiều cách khác nhau. Chẳng có lý do sâu sắc nào hết khi khi thực hiện loạt tranh này, đừng có nghĩ theo kiểu: "hẳn đây là những nạn nhân của thời đại họ" hay gì khác. Ở đây, chỉ có những lý do bề mặt mà thôi.

...


Viết về loạt "Death series":


Tôi đoán đây là một bức hình chụp vụ tai nạn máy bay lớn, trên trang nhất của báo; 129 người chết. Lúc này, tôi cũng đang vẽ các khuôn mặt của Marrilyn. Và tôi đã nhận thức ngay rằng tất cả những chân dung tôi vẽ sẽ là những chân dung của người đã chết. Lúc đó là vào ngày giáng sinh hay Labor Day thì phải – đó là vào một kỳ nghỉ. Và cứ khi bật đài lên thì đều được nghe những thông báo kiểu như: "4 triệu người đang sắp chết". Và thế là "Death series" được bắt đầu. Thế nhưng khi nhìn đi nhìn lại những bức tranh khủng khiếp nhiều lần, thì có vẻ như cái ấn tượng ghê gớm lại chẳng còn mấy





Một trong những tác phẩm của loạt Death series
...


Trên con đường phía Viễn tây mà tôi đã đi (Tới California, mùa thu 1967), Mọi thứ trên đường cao tốc đều toát ra vẻ Pop. Thế rồi bỗng nhiên chúng tôi "đốn ngộ" ngay lúc ấy. Bởi dù cho Pop đã xuất hiện ở khắp mọi nơi. Tất cả mọi thứ đều mang dáng vẻ của nó. Hầu hết mọi người đều chấp nhận nó, thì tuy nhiên, với chúng tôi, đây là lần đầu tiên chúng tôi bị lóa mắt về nó. Và một khi đã được truyền tâm ấn "Pop", người ta sẽ không bao giờ trở lại cuộc đời cũ nữa. Khi bạn đã sống "Pop", bạn cũng sẽ chẳng bao giờ thấy nước Mỹ như cũ nữa. Như kiều vào khoảnh khắc bạn đóng nhãn cho một vật nào đó, bạn sẽ không bao giờ còn cơ hội thấy lại cái vật đó như kiểu trước khi bị đóng nhãn. Chúng tôi đã phát hiện ra tương lai, và chúng tôi chắc chắn về cái tương lai ấy. Chúng tôi thấy rằng, mọi người đang lơ ngơ xung quanh cái tương lai ấy, thế nhưng, bởi vẫn còn đang tư duy trong trạng thái quá khứ, họ đã không có khả năng nhận ra tương lai ấy. Thật ra, tất cả những gì mà bạn phải làm là ý thức được rằng bạn đã ở trong cảnh giới của tương lai. Và ở đây, mọi huyền thoại đã hết, nhưng những điều kỳ diệu thì chỉ mới bắt đầu


...


Các nghệ sỹ Pop thực hiện những hình ảnh mà bất kỳ ai khi đang bươc xuôi đại lộ Broadway đều có thể nhác thấy trong nửa giây – Các hình ảnh truyện tranh (comic), các bàn tiệc, quần nam giới, tủ lạnh, những lon Coke – tất cả những đồ vật hiện đại tuyệt đẹp mà bọn Biểu lộ trừu tượng [Abstract expressionists] đang chật vật cố gắng để không thèm nhìn.


...


Nếu bạn ý thức được, bạn sẽ thấy cái phòng kho trong căn hộ của bạn chính là một bảo tàng


...


Điều tuyệt vời nhất mà tôi có thể nghĩ tới là film, bởi tính chất ba chiều về vật lý và tính chất hai chiều (tương tác) về cảm xúc của nó


...


Mọi bộ phim của tôi đều có tính chất nhân tạo, nhưng không chỉ thế, tất cả mọi thứ tôi làm đều có tính chất ấy, và tôi không biết khi nào thì tính chất này sẽ dừng lại để cho cái tự nhiên bắt đầu


...


Những gì tôi đưa ra, trước hết, là sự mới mẻ, những chủ đề tự do hơn, và và cái nhìn về con người trong hoàn cảnh hiện đương. Và thậm chí các bộ phim của tôi cũng không có sự đánh bóng về kỹ thuật. Ấy thế mà mãi cho tới tận năm 1976, chỉ có ở những địa điểm ngoài luồng, người ta mới có thể được nghe về những chủ đề cấm hay được xem những hình ảnh về đời sống hiện đại.





...

Tôi cho là phim nên gợi ra những thích khoái về nhục dục. Có nghĩa là, như tôi thấy, cách mà đời sống đang diễn ra hiện tại đang làm mọi người quá xa biệt với nhau. Phim ảnh nên khuấy động người ta. Những bộ phim Holywood hầu hết chỉ được làm với mục đích thương mại. Blue Movia thì còn tạm được. Thế nhưng nó đã không được làm với mục đích khiêu dâm – Nó chỉ là một bài tập, hay một thử nghiệm mà thôi. Tôi thực sự nghĩ là phim ảnh nên khuấy động chúng ta, nên làm chúng ta hứng khoái với người khác, nên kích dục

...


Trước khi tôi bị bắn, tôi đã luôn nghĩ là tôi chỉ đang sống một nửa ở đây mà thôi – Tôi luôn nghi ngờ là, không biết liệu có phải là tôi đang sống thực không, hay trọn vẹn mọi sự chỉ là một màn ảnh TV. Mọi người đôi khi nói rằng, các chuyện diễn ra trên TV là giả, thế nhưng thật sự thì cái cách mọi việc xẩy tới cho bạn trong đời thực thì còn giả hơn. Các bộ phim luôn gây nên những xúc cảm nặng và thực, thế còn khi các sự việc trong đời thực xẩy ra với bạn, nó lại có vẻ thoảng ảo như trên TV – bạn chẳng cảm thấy gì hết. Ngay lúc tôi bị bắn và từ đó trở đi, Tôi đã ngộ ra rằng, thật ra là tôi đang xem TV. Kênh, thì có lẽ đã chuyển, thế nhưng, vẫn đài truyền hình ấy. Khi bạn thực sự dính dấp vào một việc, thường là bạn sẽ nghĩ về những việc khác. Khi tôi thức dậy từ cơn bất tỉnh tại một nơi mơ hồ nào đó – tôi đã không biết rằng, đó là bệnh viện, và chính Bob Kennedy cũng bị bắn vào ngày sau khi tôi bị bắn – Tôi đã nghe những lời lạ lùng về việc hàng ngàn người tụ tập tại nhà thờ thánh Patrick để cầu nguyện và đưa tang, và rồi tôi đã nghe thấy chữ " Kennedy ". Thế rồi chữ ấy mang tôi trở lại với thế giới TV một lần nữa bởi với nó, tôi đã nhận thức, Ồ, chính là tôi đây này chứ không ai hết, kẻ đang nằm trong đớn đau.


...


Các cuộc phỏng vấn đều giống với việc ngồi trong một cái xe Ford tại hội chợ quốc tế rồi chạy lòng vòng trong khi bên tai vẫn nghe ai đó đang lảm nhảm bình luận. Tôi đã luôn cảm thấy rằng ngôn từ của tôi thật ra, đã đi ra ngoài từ một nơi nào phía sau lưng tôi chứ không phải từ tôi. Người phỏng vấn chỉ nên đề nghị những gì mà anh ta muốn tôi nói và tôi sẽ lặp lại theo anh ta. Tôi nghĩ rằng thật là tuyệt khi trở nên rỗng và chẳng thể nghĩ ra cái quái gì để nói cả.


...


Bây giờ và sau này có ai đó sẽ tố cáo tôi là quỷ dữ – về việc để cho mọi người tàn phá bản thân trong khi chỉ đứng ngoài quan sát, chỉ quay phim và thu băng họ. Nhưng tôi không nghĩ tôi là quỷ – tôi chỉ là người thực tế. Tôi đã học từ khi còn bé là bất cứ lúc nào tôi có ý định chủ động và cố gắng yêu cầu mọi người làm này hay làm nọ, thì chẳng có gì xẩy ra hết. Tôi được học rằng bạn sẽ có nhiều quyền lực khi câm mõm lại, bởi vì ít nhất, đó là cách làm mọi người tăng bản thân họ lên. Khi mọi người đã sẵn sàng, họ sẽ tự thay đổi. Họ chẳng bao giờ làm điều ấy trước khi sẵn sàng. Và đôi khi, họ chết trước khi đạt tới sự sẵn sàng đó. Bạn không thể làm họ thay đổi nếu họ không muốn, còn nếu như họ đã muốn, thì chẳng ai có thể cản họ lại


...


Rất nhiều người nghĩ, tại nhà máy nghệ thuật của tôi, tôi có bao nhiêu là đệ tử và người hâm mộ vây xung quanh, rằng tôi là một thứ gì đó vô cùng hấp dẫn mà vì thế, mọi người bu đến để xem. Thế nhưng không, tuyệt đối trái lại: Tôi là kẻ tìm tới với người khác.Tôi chỉ trả tiền thuê nhà, và rồi mọi người tới chỉ bởi cánh cửa nhà tôi luôn rộng mở. Mọi người chẳng có thích thú gì khi nhìn tôi đâu, họ thích nhìn nhau đấy, họ đến là để xem xem ai là người sẽ đến nữa.


...


Tôi cho là tôi thực sự đánh mất sự diễn giải về "công việc". Bởi tôi nghĩ rằng, ngay sống thôi, cũng đã chính là vô số việc mà người ta phải làm rồi – dù cho không muốn. Sinh ra đời cũng giống như là bị bắt cóc vậy. Và rồi bị bán vào kiếp nô lệ. Mọi người phải làm việc mỗi phút mỗi giây. Cái máy đã luôn luôn chạy, thậm chí vào lúc người ta ngủ.


...


Khi tôi chết, tôi không muốn để bất kỳ thứ gì ở lại. Tôi muốn biến mất. Vào lúc đó mọi người sẽ không nói là "hắn đã chết", mà nói "Hắn biến rồi". Thế nhưng tôi không thích ý tưởng mọi người biến thành tro bụi vĩnh viễn. Thật tuyệt diệu nếu một ngày được đầu thai thành một cái nhẫn trên ngón tay của Elizabeth Taylor


...


Tôi chẳng bao giờ hiểu nổi việc tại sao khi chết, người ta không tiêu biến hết, và tất cả mọi thứ vẫn tồn tại y như cũ, chỉ có bạn là không góp mặt mà thôi. Tôi luôn nghĩ tôi thích ngôi mộ của tôi sẽ trống trơn. Không văn bia, không tên tuổi. Ồ, thật ra, tôi nói bịa chơi thôi mà.



©Như Huy
Người dịch: Nguyễn Như Huy 

Thursday, October 10, 2013

MÀU THỜI GIAN (Như Huy dịch bài viết của Việt Lệ về triển lãm của Brian Đoàn tại quỹ Vilcek, 2013)


MÀU THỜI GIAN (Như Huy dịch bài viết của Việt Lê về triển lãm của Brian Đoàn tại quỹ Vilcek, 2013)

Việt Lê
Người dịch: Như Huy

Brian Đoàn bị nỗi nhớ quê hương truy đuổi. Nhưng quê hương nào chứ? Trong bản mô tả tác phẩm, anh viết rằng “ai cũng có một quê hương để tìm về”. Anh bị truy đuổi giữa các lục địa, giữa các ngôn ngữ. Hình ba chữ home (quê nhà) liền nhau, là tên triển lãm của anh tại quỹ Vilcek, làm bằng đèn neon, [homehomehome, 2013] phô diễn một cú trượt xoáy giữa mong ngóng và ngôn ngữ. Thông qua màn diễn kí hiệu học này, ánh sáng đèn neon lập loè đã kể ra câu chuyện mà ở đó sự thuộc về cũng lại chính là ly-biệt. Kí hiệu này cũng ý nhị tham chiếu tới Hồ Chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam cộng sản, thường được biết tới với danh xưng “bác Hồ”- và do đó, bản thân mỗi chữ home cũng lại trở nên một kết hợp giữa Ho và Me (Hồ và Tôi), tức một kết hợp giữa ý thức hệ và căn tính cá nhân. Về mặt ngữ âm,“Hô” và “me (tôi)” [hôme] cũng gợi nhắc về cách nói lóng “Homie” (hay homeboy, homegirl : bạn đồng hương) đặc sệt Mẽo. Kiểu nói này từng được sử dụng vào thời chiến tranh Việt Nam (một lối xưng hô của những tay lính cùng quê), và sau này được các băng đảng kiểu văn hoá ngoài luồng sử dụng. Ngay ở nơi sự kết hợp Hôme, cái chính trị đã trở thành cái cá nhân, vào chính lúc khoảng cách giữa hai đối cực này bỗng trở nên vừa mật-thiết,vừa xa-xôi-hơn-bao-giờ-hết

nghệ sĩ Brian Đoàn
nghệ sĩ Brian Đoàn


Cùng lúc, người nghệ sĩ bị cái quê hương mà anh rời bỏ vào năm 1991, tức Việt Nam, và cái cảm thức về tổ ấm (home) nơi anh vun đắp ở Long Beach, California truy đuổi. Còn lại gì giữa các kí ức? giữa các cuộc chiến, giữa hiện tại và quá khứ. Điều gì đã xảy ra âm ỉ trong câm lặng giữa những người cha và những cậu con trai- giữa những gia đình bị lịch sử phá đám. Những vực thẳm cách chia trong kí ức và lịch sử vẫn còn mãi đó. Salman Rushdie từng viết về chuyến về thăm lại tổ ấm thời thơ ấu của ông ở Bombay sau ba thập kỉ, tức chuyến thăm viếng bị thôi thúc từ một bức ảnh đen trắng cũ. Rushdie đứng trước nơi từng là tổ ấm của mình, tuyệt đối xa lạ với nhữngngười đang sinh hoạt trong đó. Ký ức, dục vọng, và nỗi đau mất mát chợt cồn lên để quyện lẫn vào nhau. Rushdie ghi lại “Làm sao có thể phục hồi chính xác nhữnggì đã mất…nói vắn tắt, chúng ta sẽ sáng tạo ra các hư cấu về các làng mạc và đôthị không hề thực hữu, mà chỉ là những thứ vô hình, những quê hương tưởng tượng…”. Các quê hương thật giả lẫn lộn ấy của ta chỉ là các hư cấu đơn thuần, các sáng tạo hoang đường, tức các vật tạo chế và nghệ thuật

Việc kể lịch sử chẳng phải cũng là một kiểu ngón nghề đó ư? Đoàn lưu ý rằng lịch sử và ý thức hệ thật ra cũng chỉ là các sự hư cấu, các vật kiến tạo. Các cuộc xung đột ở thế kỉ 20 tại khu vực Đông Nam Á luôn được các sử gia phương Tây quy thành 3 cuộc chiến Đông Dương. Cuộc chiến Đông Dương thứ nhất (1946-1954) là cuộc chiến giải thực chống Pháp tại Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, tức cuộc chiến được chấm dứt bằng hội nghị Giơ-ne-vơ. Cuộc chiến Đông Dương thứ 2 (1954-1975), cũng được biết dưới cái tên cuộc chiến Việt Nam (Vietnam war) hay cuộc chiến Hoa Kỳ (American war- khi nó được nhìn từ góc nhìn của người Việt) chính là cuộc chiến của người Việt để thống nhất Việt Nam, và cuộc chiến của người Mỹ để ngăn chặn hiệu ứng sụp đổ domino do chủnghĩa cộng sản gây ra. Cuộc chiến này cũng đưa cả Lào và Cam-pu-chia liên đới vào. Cuộc chiến Đông Dương thứ 3 (1975-1991) là về quyền và cách cai quản Cam-pu-chia, - sự tranh giành này đã thu hút các chú ý cả từ khu vực lẫn quốc tế. Dĩ nhiên đây là một lối kể rất vắn tắt: khoảng cách giữa kí ức và lịch sử là vô ước

một phần trong "Tác phẩm Sự mù mờ trong suốt, sự trong suốt mù mờ”  của Brian Đoàn
một phần trong "Tác phẩm Sự mù mờ trong suốt, sự trong suốt mù mờ” của Brian Đoàn


Ấy thế nhưng lịch sử và kí ức lại dễ nhào nặn. Một loạt chân dung bán thân trong triển lãm của Đoàn cũng đề hoá về khoảng cách giữa ý thức hệ quốc gia và những sự định dạng cá nhân. Các bức tượng này được đặt tên chung là “Sự mù mờ trong suốt, sự trong suốt mù mờ” [Opaque Translucency & Lustrous Opacity], 2013](đa phương tiện, sắp đặt). Nhìn từ xa, các bức tượng bán thân được đổ gần như theo kích cỡ người thật này gợi nhớ về các bản tái hiện rập khuôn chân dung lãnh tụ theo chuẩn nhà nước Việt Nam, về các lãnh tụ cộng sản như Hồ Chí Minh,Mao-Trạch-Đông, hay Lê-Nin. Tuy nhiên, khi nhìn gần hơn, ta sẽ nhận ra chúng đều là chân dung của chính nghệ sĩ, với đôi mắt nhắm nghiền-“ trầm mặc, xa cách, và tách rời hiện tại”, như chính lời nghệ sĩ mô tả. Các bức tượng bán thân này cũng gợi nhớ về tác phẩm của nhiếp ảnh gia vị niệm Trung Hoa Tseng Kwong Chi mà ở đó ông đã tiếm dụng (appropriation) chiếc áo đại cán nổi tiếng của Mao và đóng vai một nhà ngoại giao Trung Hoa đứng chụp ảnh trước các địa điểm du lịch nổi tiếng của phương Tây (như toà cao ốc Empire States Building, Disneyland, Cầucổng Vàng, v.v.)- và ăn đồ ăn Tây. Tuy thế, khác với các dáng điệu bất động (deadpan) kiểm biếm phỏng của Chi, các tượng-bán-thân-kiểu-sùng-bái-cá-nhân của Đoàn cũng còn phô diễn dáng điệu của Bụt, vào lúc ngài đang nội quán. Được làm bằng thuỷ tinh, than chì (graphite) và nước đá (melting ice), các bức tượng bán thân này hàm ý tới bản chất dễ nhào nặn và luôn thay đổi của các ý niệm. Bức tượngbằng kính chính nổi lùm lùm lên trên một bệ đỡ có cấu trúc hình thang; ở dưới nó, bẩy bức tượng giống thế, được làm bằng chất liệu than chì được đặt xoay mặt ra đủ các hướng trong một bệ đỡ có dáng mơ hồ gợi tới một lòng thuyền hẹp. Trong một bài phỏng vấn vào tháng Ba năm 2013, Đoàn đã nhấn mạnh rằng “ ý thức hệ luôn đẹp đẽ và dễ hiểu: ý niệm ban đầu luôn dễ hiểu”thế nhưng, nó đã bị “bóp méo” thông qua sự diễn giải và áp dụng từ các chính quyền và các đám đôngkhác nhau

Brian Đoàn bên tác phẩm "Sự mù mờ trong suốt, sự trong suốt mù mờ”
Brian Đoàn bên tác phẩm "Sự mù mờ trong suốt, sự trong suốt mù mờ”


Một loạt các bức ảnh dàn dựng đen trắng chụp trong studio với các phông nền phía sau là các phong cảnh Việt Nam được vẽ tay, -với chủ đề lấy từ các hình ảnh biểu tượng cho kỉ nguyên, cũng nêu bật lên bản chất có tính kiến tạo của truyền thông đại chúng, của kí ức, và của căn tính cá nhân. Nguỵ trang trong các bộ quần áo khác nhau, trong loạt ảnh dàn dựng này, lúc thì Đoàn sắm vai Hồ Chí Minh (BHCM, 2009-2012, nhiếp ảnh và vẽ),lúc thì là John Lennon và Yoko Ono trên chiếc giường làm tình chứ không gây chiến của họ (BJL, 2009-2013, nhiếp ảnh và vẽ), lúc thì là Thích Quảng Đức- (BTQD,2009-2013, nhiếp ảnh và vẽ), một nhà sư tự thiêu để phản đối chính quyền Nam Việt Nam chống Phật Giáo của Ngô Đình Diệm, v.v., và v.v. Một cánh cửa xe hơi trên đó vẽ bàn tay một người lính Nam Việt Nam vô danh đang bóp cò súng- (tác phẩm: Bạn nhét súng vào tay tôi, 2013, đa chất liệu). Thảo luận về các hình ảnh gây ám gợi này, Đoàn nhấn mạnh “một con người Việt Nam phải sắm nhiều vai, ở các phe khác nhau- song hắn đồng thời cũng chính là bạn, là anh em của bạn”. Việc lịch sử đưa ta vào phe nào không quan trọng, bởi dù thế nào, chúng ta vẫn nội liên với nhau; tất cả chúng ta là một gia đình. Nghệ sĩ viết:” vẫn có hố sâu ngăn cách giữa những người Việt từng ở hai chiến tuyến, và giữa những người trong cuôc. Cần phải biết kẻ thù thực sự là ai-kẻ thù đáng sợ nhất chính là Bản thân mình”. Tác phẩm của Đoàn chính là nỗ lực nhằm bắc chiếc cầu qua các hố ngăn cách đó.

Brian Đoàn trước tác phẩm tiếm dụng "BJL, 2009-2013, nhiếp ảnh và vẽ", của anh
Brian Đoàn trước tác phẩm tiếm dụng "BJL, 2009-2013, nhiếp ảnh và vẽ", của anh



Brian Đoàn trước tác phẩm tiếm dụng BHCM, 2009-2012, nhiếp ảnh và vẽ", của anh
Brian Đoàn trước tác phẩm tiếm dụng BHCM, 2009-2012, nhiếp ảnh và vẽ", của anh


Sự thiếu-quê-hương

Với các chủ thể thiếu quê hương, khoảng cách giữa lịch sử chính thống và kí ức cá nhân luôn rộng mênh mông. Nhà nhân học Ashley Curruthers thảo luận rằng sự phân chia giữa sự thiếu-quê-hương và sự có-quê-hương đã sụp đổ đối với những người Việt xa xứ thông qua các sự dichuyển của đồ vật và thân xác. Hiện tại, có khoảng gần 3 triệu người Việt xa xứ, bao gồm vài làn sóng di cư khác nhau. Trước 1975, rất nhiều người Việt định cư tại các quốc gia láng giềng như Lào, Cam-pu-chia, và Trung Hoa. Những người Việt định cư tại Pháp như bộ phận của di sản thời thuộc địa cũng thuộc về nhóm xa xứ trước 1975 này. Nhóm di cư thứ hai, và nhiều nhất là những người Việt rời Việt Nam sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, trong vai trò những người tị nạn nhập cư vào Bắc Mỹ, Úc (159.848 người, theo điều tra dân số năm 2006), và Tây Âu. Trong nhóm di cư này, có hai làn sóng khác nhau. “làn sóng đầu tiên”  là ngay sau ngày Sài Gòn sụp đổ/được giải phóng vào 30 tháng Tư năm 1975; “Làn sóng thứ 2” là những người ra đi theo diện tị nạn chính trị sau năm 1977. Gia đình của Brian Đoàn rời Việt Nam theo diện H-O (Humanitarian Operation) vào năm 1991, tức thuộc làn sóng cuối cùng di cư  khỏi Việt Nam. Chương trình H-O được cả hai chính phủ Mỹ và Việt Nam thoả thuận. Nó cho phép các sĩ quan, viên chức chính phủ cao cấp của chính quyền Nam Việt Nam, - trong số này rất nhiều người bị đưa vào trại cải tạo nhiều năm- và gia đình của họ rời khỏi Việt Nam

Vài tác phẩm trong triểnlãm này của Đoàn đề cập tới di sản này, cũng như tới mối dây liên hệ giữa cha và con trai, giữa lịch sử và ký ức. Một tác phẩm sắp đặt video đơn giản với một màu tuyền trắng có tên là “Giáng sinh Trắng”, 2012-2013 (sắp đặt, đa phương tiện) bao gồm một màn hình ti-vi với các hình thù khác nhau nhỏ bé đặt lên trên nóc. Trong những hình thù này có một chiếc trực thăng lơ lửng ở giữa không trung. Phía dưới nó là một nhóm người xách cặp táp đang chờ đến lượt được đưa đi. Một nhân viên quân lực  với cánh tay đang dang ra, đứng trước một chiếc xe Jeep. Đây chính là kí ức tuổi thơ sau cuối của Đoàn  về cha của anh, một đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Đoàn nhớ về khung cảnh này, mà ở đó, gia đình anh rời khỏi Việt Nam bằng một chiếc trực thăng

tác phẩm “Giáng sinh Trắng”, 2012-2013 (sắp đặt, đa phương tiện)"
tác phẩm “Giáng sinh Trắng”, 2012-2013 (sắp đặt, đa phương tiện)"


Lúc đó, tôi mới học lớp Nhất, và đã tìm cách nhét cái máy bay đồ chơi vào túi xách. Tôi không muốn đi cùng gia đình, không muốn bị cột vào đai an toàn trên ghế máy bay trực thăng. Bà tôi đem một nải chuối lên máy bay, và đây là một quyết định rất khôn ngoan của bà bởi ba ngày sau đó, chúng tôi không có gì để ăn ngoài nải chuối ấy... .Đó là ngày đầu tiên tôi thấy cha mình trong bộ quân phục. Ông bảo ông sẽ đi ngay sau khi cả gia đình đi trước. Song sự thật là phải đến tận 10 năm sau tôi mới thấy lại ông, sau khi ông được thả ra từ trại cải tạo

Những hình nhân trắng như đông cứng trong thời gian. Trên màn hình ti-vi, các chấm trắng trừu tượng nổi bật trên nền đen với bài hát “Dreaming of a White Christmas”( Mơ về ngày Giáng sinh trắng) được phát ra từ đó. Vào buổi sáng 29 tháng Tư năm 1975, khi đế chế Nam Việt Nam sụp đổ trước quân cộng sản Bắc Việt, Chiến Dịch Gió Lốc đã được khởi hoạt: Một cuộc di tản lớn bằng các máy bay trực thăng của Mỹ giúp giải thoát các nhân viên dân sự và quân đội Mỹ và Nam Việt Nam khỏi Sài Gòn. Bài hát“Giáng sinh trắng” của Irving Berlin chính là mật mã cho chiến dịch di tản vĩ đại này. Tôi đang mơ về một Giáng sinh trắng. Gia đình của Đoàn đã lỡ chuyến trực thăng di tản vào năm 1975, và chỉ có thể rời Việt Nam vào thời điểm mãi sau này, và là một trong số những người cuối cùng của một cuộc di tản kéo dài đến 17 năm của những người tị nạn Việt Nam từ đầu này đến đầu kia trái đất.

Đoàn sinh ra tại Quảng Ngãi (miền Trung Việt Nam); sau chiến tranh, gia đình Đoàn phải chuyển khỏi Sài Gòn, và rồi tiếp đó lang bạt vào khu vực Trung Nam Bộ, từ Đà Nẵng, qua Nha Trang, rồi Long Khánh để kiếm sống. Sau khi qua Mỹ, gia đình nhỏ của Đoàn chuyển từ San Francisco tới San Jose, và tới khu Sài Gòn nhỏ, California. Anh và chị của Đoàn vẫn đinh cự tại Denver. Nghệ sĩ nhớ lại “ ở Denver là lúc tôi được hưởng một giáng sinh trắng đầu tiên trong đời”. Âm thanh của bài ca vang lên trong sắp đặt cùng màn nhiễu trắng trên nền đen của ti-vi đã gợi vọng lại các hố ngăn cách giữa quá khứ và hiện tại, giữa sự-chạy-khỏi và sự-tới-nơi. Nói về tác phẩm trầm mặc này, nghệ sĩ nhấn mạnh rằng nó kể về “khoảnh khắc chia li giữa cha và con trai,về sự mất mát mãi mãi nơi chốn ấu thơ, về sự lang bạt hết thành phố này đến thành phố khác mà không đâu có thể trụ lại quá 2 năm…”. Tác phẩm của Đoàn đã nắm bắt cái tình trạng có tính bất định này, mãi mãi ngưng đọng lơ lửng giữa không và thời gian  

Sự ngưng đọng chính là một mô-típ lặp đi lặp lại trong tác phẩm của Đoàn. Trong một sắp đặt video lớn hơn có tên là “Sự hồi tưởng”, 2013 (sắp đặt video), một video chiếu cảnh những con sứa đang trôi lơ lửng được trưng bày chung với mấy chiếc trực thăng. Nhìn gần hơn, mấy chiếc trực thăng này chính là những chiếc đèn bằng giấy bồi, gợi nhắc đến những chiếc đèn kéo quân cho trẻ con vào dịp tết Trung thu. Một lần nữa, lằn ranh giữa cá nhân và chính trị lại bi xoá nhoà- sức mạnh quân sự và kí ức ấu thơ đã lại quyện lẫn vào nhau  

Khi Đoàn đưa câu con trai 6 tuổi của anh đến tham quan một thuỷ cung ở Long Beach, cả hai cha con đều vô cùng phấn khích khi thấy những con sứa đang bơi luễnh loãng trong nước. Với Đoàn, nhữngcon sứa này gợi nhắc anh về cuộc chiến- chúng giống như những chiếc dù thả trên trời. Tuy nhiên, những hình thể trong suốt này đồng thời cũng tuyệt đẹp và siêuthực. Vào lúc những con sứa này khép mở trong di chuyển, những chữ tiếng Việt và Anh cũng lập loè theo, khi mờ khi tỏ: cha, đất nước, v.v., và v.v. tác phẩm này của Đoàn chính là về các thế hệ cha và con người Việt, về đời sống với những vết thương hậu chiến. Nó cũng còn là một sự tưởng nhớ của Đoàn gửi tới cha mình, người vừa mới qua đời vào tháng 8 năm 2013, và do đó, là một sự trầm suy về mất mát và về những mong ngóng đợi trông của con người. Thi sĩ Robert Hass từng viết,“ Mọi tư duy mới mẻ đều là về sự mất mát/ Và ở trong sự mất mát, những tư duy ấylại mô phỏng mọi tư duy cũ…”. Bằng việc tái-văn cảnh hoá và tái-tiếm dụng tư liệu và các ảnh tượng lịch sử, Đoàn đã thay đổi cách chúng ta tri giác di sản của đớn đau và mất mát của chúng ta

Ta nói “ngóng chờ”, Hass quan sát,”là bởi dục vọng đã ngút ngàn / là bởi cách chia đã mãi mãi”. Qua bộ tác phẩm này, Brian Đoàn đang kể về sự mất mát: sự mất cha, sự mất đi quê hương thơ ấu. Anh khao khát bắc cây cầu cho những cách ngăn tuyệt-cùng-vĩnh-viễn. Việt Nam và Mỹ là những đất nước trong ký ức. Chúng ta mong ngóng quê hương. Chúng ta bị truy đuổi. Chúng ta nhớ nhà. Các hố cách ngăn vừa sát-kề vừa xa-xôi-biền-biệt. Tổ ấm ở khắp nơi và chẳng ở đâu. Tổ ấm vừa là nơi để đi-khỏi vừa là nơi để quay-về. Nâng niu chiếc đèn kéo quân hình máy bay trực thăng- biểu tượng cả cho cuộc-lữ và chốn-về, người nghệ sĩ như ngân nga:” màu thời gian không xanh, màu thời gian tím ngát”

Ngo Thuy Duyen sưu tầm và dẫn nguồn
Nguồn:
--------------
Lưu Ý: 
Bản quyền bản dịch thuộc Như Huy và Brian Đoàn
Bản quyền hình ảnh thuộc Brian Đoàn