Monday, November 7, 2011

THE UNIVERSALITY OF PAIN AND THE BROKEN DREAM /TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ĐỚN ĐAU VÀ SỰ VỠ MỘNG


THE UNIVERSALITY OF PAIN AND THE BROKEN DREAM

Self is the only dress we cannot remove from our body. It grows both inside and outside us, encapsulates us and in fact takes both the guilt and the pride from us. It sticks to our being like a slimy leech and stays with us as long as our consciousness continues living.
The biggest illusion, perhaps, comes from the idea of the permanent self which is believed to be built inside the isolated box of our inner shell. Consequently, our self-image stands before our eyes like an invincible, indestructible amorphous mass shaped by the millions years of earth movements. We can neither get rid of it nor can we do without it. The very name of ego, like a second person living under our skin, breathes with us, lives with us and most importantly feeds from us.
Like self, pain is another universal truth about the human beings. We come to this earth as a result of a painful process and soon after we arrive we cry. Except for the physical pain which is caused by cruelties around us, the psychological aspect of pain should be considered as a trick of the ego, a prank played on us many times just to make us believe that we inherit our mental traumas from others. However it might sound true for those who need condolences, there is still sufficient amount of evidence to believe that our self-indulgence in moral values is very much responsible from most of the pain we suffer during our short life.
Ngo Thi Thuy Duyen’s stage performance starts with the dreams at the midst of global eyes like Coca Cola, KFC, Channel, L&V etc. In a world where image of luxury surpasses the reality of needs and makes the most useless things look like the most prominent things, the dreamer has no chance but just dream about the future. It is all that can keep the modern person alive among the giant waves of fear and desperation created by the mega cities, mega buildings and mega dream breakers.


In Turkish, the word for frustration can literally be translated as “broken dream” and a common saying of soused nights is “Life is an accumulation of broken dreams.” Whether these broken dreams come from our own faults or from others’ selfishness is an ambiguity which remains unresolved in Duyen’s performance. Perhaps this unresolved question is the beauty of her art, giving a space of thought to the audience and letting them to think of their own interpretation. In fact, this piece of writing is too, a result of the very same space which differentiates the art from the science.


The dancer in the performance imitates her idols, tries her best to be like one of them and perhaps enjoys the way the hard-work brings her a certain level of physical and mental satisfaction. But then suddenly, the rashes appear on her body. They pop up on the skin like wild mushrooms after the rain, they force her scratch her body crazily like a constantly self-grooming cat. It spreads like the ink in the warm water, spreads and infects wherever it touches… Then she scratches more intensely as if scratching will ease the pain if it is done continuously. But it doesn’t help at all. The more she scratches, the more blasters appear on her skin like the sand dunes in the limitless womb of a desert. Perhaps, what she scratches is the residuals of her own self or the self which is imposed on her by others - then we must admit that she (or all of us) somehow welcomed to this self either intentionally or unintentionally at some point in her (our) life- .
At a later time, she seems struggling to dig under her skin in order to get the other self which is hidden there for long time, waiting to be discovered like a King Kong in a forgotten jungle. Her endless effort does not give any expected result other than the fatigue and perhaps an insulting level of self-hatred. The shell created on her –again by whom is an unanswered question- remains the same no matter how much she tries to crack it, no matter how much she thinks she does not belong to it.
Being a slave of the box we are born in is one thing, being a stubborn resistant to it another. Duyen’s bold performance at Zero Station on 5th November night, shows us that it is not important whether you can crack the shell and jump out of your labyrinth in which you are born but it is important to resist, to rebel and to go against it no matter how long it could take, how much it will cost. No one can guarantee a new world to you, no one can promise a painless world.
Pain is universal and we are here to fight against it…
Ali Riza Arican - Nov, 5th, 2011

TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ĐỚN ĐAU VÀ SỰ VỠ MỘNG (VỀ MÀN TRÌNH DIỄN “DỊ ỨNG” CỦA NGÔ THỊ THUỲ DUYÊN TẠI GA 0 (www.zerostationvn.orgngày mùng 5 tháng 11 năm 2011)
 Ali Riza Arican*
(Như Huy dịch)
Tự ngã là bộ trang phục duy nhất mà chúng ta không cởi bỏ được. Nó lớn dần lên cả từ bên trong lẫn bên ngoài chúng ta, bao bọc lấy chúng ta và thật ra, chiết cất từ chúng ta cả niềm tự hào lẫn mặc cảm tội lỗi. Nó bám chặt lấy tồn tại của chúng ta như thể lớp hồ dính và sẽ còn thế mãi cho tới khi ý thức của chúng ta tàn lụi. Ảo giác lớn lao nhất có lẽ là ý tưởng về một tự ngã bền vững, độc lập với cơ thể, và được chứa trong lớp vỏ là cơ thể chúng ta. Kết quả là, hình ảnh về tự ngã hiện ra trước mắt chúng ta sẽ như thể một đám thể lỏng vô hình và không thể phá huỷ, mà hình dạng của nó biến thiên theo sự biến thiên qua hàng triệu năm của trái đất. Chúng ta (dù muốn) không thể bỏ qua nó, song cũng không thể sống thiếu nó. Chính danh xưng ego (cái tôi) , như thể một nhân vật khác nằm dưới lớp da chúng ta, đang thở cùng chúng ta, đang sống cùng chúng ta và quan trọng hơn cả, đang ăn mòn chúng ta
Cũng giống như tự ngã, đớn đau là một sự thật phổ quát khác về con người. Chúng ta đến trái đất này như kết quả của một tiến trình đớn đau, và tiếng khóc chính là lời chào thế giới của chúng ta. Không kể tới các cơn đau vật lý, là kết quả từ sự tàn bạo xung quanh chúng ta, khía cạnh tâm lý của cơn đau nên được nhìn nhận như thể một thủ đoạn của tự ngã, tức một trò lừa đảo mà nó gây ra vô số lần với chúng ta qua việc làm cho chúng ta tưởng rằng sự tổn thương về tâm lý của chúng ta là do kẻ khác gây ra. Dẫu sự nhầm lẫn này có vẻ sẽ làm cho nỗi đau đớn được nhẹ bớt, khi có thể đổ lỗi cho kẻ khác, có thể tin rằng sự đam mê vào các giá trị đạo đức của chúng ta xuất phát hầu hết từ các nỗi đớn đau của chúng ta.
Màn trình diễn của Ngô Thị Thuỳ Duyên bắt đầu với các mơ ước được hình tượng hoá qua đôi mắt toàn cầu trong những nhãn hiệu Coca Cola, Channel, KFC, v.v. Nơi một thế giới mà hình ảnh về sự xa xỉ vượt quá nhu cầu thực sự và nơi một thế giới mà ở đó các sự vật vô dụng được tôn vinh và đánh bóng như thể các sự vật đáng ao ước nhất, kẻ mơ ước không thể làm gì khác ngoài việc mơ ước về tương lai. Tất cả những mơ ước ấy giam cầm con người hiện đại trong các ngọn sóng khổng lồ của nỗi sợ hãi và tuyệt vọng nơi các siêu đô thị, siêu cao ốc và các siêu giấc mơ tan vỡ


Từ “giận dữ”, theo ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kì, có thể dịch nghĩa đen sang Tiếng Anh Là “ vỡ mộng”, và cũng có một cách ngôn phổ biến ở Thổ Nhĩ Kì là “ đời sống chỉ là một chuỗi dài các giấc mộng tan vỡ”. Các giấc mộng này tan vỡ do nguyên nhân từ chính chúng ta, hay do nguyên nhân từ sự ích kỉ của kẻ khác là một câu hỏi được đặt ra trong màn trình diễn của Duyên
Nữ vũ công trong màn trình diễn như thể đang mô phỏng các thần tượng của cô, gắng sức hết mức để được như họ và có lẽ vui thú trong nỗ lực khó khăn nhằm tìm lấy một sự thoả mãn nào đó. Bất thình lình, cơn dị ứng xuất hiện và làm da cô mẩn đỏ. Chúng đồng loạt nở bừng ra trên làn da cô như thể nấm sau mưa, chúng cưỡng ép cô phải gãi điên cuồng và làm cô xù ra như thể một con mèo đang quằn quại. Cơn ngứa loang rộng như mực tàu loang trong nước ấm, loang rộng và đầu độc bất cứ nơi nào nó chạm tới. Thế rồi, càng ngày càng cuống cuồng hơn, cô gãi, như thể việc gãi ấy sẽ làm ngưng cơn đau đớn đang lan dần nhanh trên khắp cơ thể. Song tất cả đều vô hiệu. Càng gãi, các điểm ngứa mới càng xuất lộ và ăn sâu trên da thịt cô như thể các trũng cát vô tận trong sa mạc. Có lẽ sự cào cấu của cô đang làm lộ ra chính tự ngã của cô, hoặc làm lộ ra cái tự ngã do kẻ khác áp đặt vào cô – tuy nhiên ở đây có lẽ chúng ta phải công nhận ra rằng theo cách nào đó, và tại một vài khoảnh khắc nào đó, qua sự gãi của mình, cô cũng đang đón mời – hoặc là ý thức hoặc là vô thức, chính cái tự ngã được áp đặt từ bên ngoài đó, vào cô.


Càng về sau, hình như cô càng tìm cách đào bới sâu hơn dưới lớp da thịt mình để tìm tới cái tự-ngã-khác đó, tức điều ẩn trú lâu nay như thể một con đười ươi đã bị quên lãng trong đại ngàn, và đang chờ đợi được khám phá. Nỗ lực không ngơi nghỉ của cô hoàn toàn không đem lại kết quả đáng mong đợi nào ngoài sự mệt mỏi và có lẽ là sự tổn thương do long căm ghét chính mình tạo ra. Cái vỏ bọc của cô – một lần nữa, với ai đó, chỉ là một câu hỏi không lời đáp- vẫn không hề suy suyển, bất kể việc cô đã cố gắng bao nhiêu đi nữa để phá vỡ nó, bất kể việc cô đã tự nhủ bao nhiêu đi nữa rằng nó không phải là cô.
Sinh ra đã là một nô lệ trong lồng kín là một chuyện, không ngơi nghỉ chống lại chiếc lồng ấy lại là một chuyện khác. Màn trình diễn mạnh bạo của Duyên tại Ga 0 vào đêm mùng 5 tháng 11đã cho chúng ta thấy rằng việc có thể hay không thể phá vỡ được lớp vỏ và thoát ra khỏi mê cung giam cầm chúng ta không hẳn là việc quan trọng. Việc quan trọng chính là sự kháng cự lại lớp vỏ đó, việc dấy loạn và chống lại nó không ngơi nghỉ, và với bất kì giá nào. Không ai có thể hứa hẹn về một thế giới mới, không ai có thể đảm bảo về một thế giới không có đớn đau.
Đớn đau là chuyện chẳng có gì mới cả, song chẳng phải chúng ta có mặt ở đây là để chiến đấu chống lại nó hay sao?
Ali Riza Arican sinh tại Istanbul năm 1977. Anh học toán học tại đại học Bosporus. Sau khi tốt nghiệp vào năm 2000, anh đã làm việc tại Thái Lan 6 năm trong vai trò thầy giáo day toán học và vật lý học. Từ năm 2006, anh dạy thống kê học và kinh tế học tại Việt Nam. Ali bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 2001 và đã đoat giải thưởng truyện ngắn Gençlik Kitabevi cùng năm đó cho ba truyện ngắn đầu tay. Bắt đầu từ đó, anh đã viết truyện ngắn, truyện dài, tiểu luận, thơ và các bài điểm sách. Tuyển tập truyện ngắn đầu tiên của anh xuất bản năm 2007 có nhan đề Pasifik Öyküleri (câu chuyện Thái Bình Dương). Tuyển tập truyện ngắn thứ hai của anh có nhan đề Motorsiklet Üzerinde Aşk (tình yêu trên xe máy), in năm 2009. “Xe đạp” là nhan đề tập truyện thứ ba của anh, và cũng là tập truyện đầu tiên của anh được xuất bản bằng tiếng Anh. Ali sắp xuất bản một tuyển tập truyện ngắn khác tại Thổ Nhĩ Kì vào năm 2012.


No comments:

Post a Comment